keo-bong-da

Pirlo và cuộc 'thuần dưỡng Sư tử' ở Euro 2012

Trận tứ kết Euro 2012 giữa Italy và Anh ghi dấu màn trình diễn tuyệt luân của Andrea Pirlo, thậm chí khiến người hâm mộ xứ sương mù thay đổi quan điểm về anh.

Đội tuyển Anh từng nhận một số thất bại đắng cay được đính liền với không phải một đối thủ, mà chỉ là một cầu thủ của đội bóng đó. Thất bại của họ trước Jan Tomaszewski (Ba Lan) năm 1973, Diego Maradona (Argentina) năm 1986, Tomas Brolin (Thụy Điển) năm 1992 và  (Italy) năm 2012 là những ví dụ.

"Sư tử Anh" dưới thời HLV Roy Hodgson chỉ đơn giản là không thể tiếp cận được Pirlo - "Quyền trượng Tư duy" của Italy trong trận tứ kết Euro 2012. Thành công trong việc duy trì tỷ số 0-0 suốt 120 phút thi đấu, họ sau đó vẫn bị bắn hạ bằng loạt đá 11m, trong đó có cú sút kiểu "xúc thìa" thơm lừng hương vị Pirlo. 

Thất bại của tuyển Anh tại Euro 2012 đến từ việc họ không áp chế được Pirlo. Ảnh: Reuters.

Thất bại của tuyển Anh tại Euro 2012 đến từ việc họ không áp chế được Pirlo. Ảnh: Reuters.

Trận đó, Pirlo, bằng kỹ năng kiểm soát bóng và cầm trịch trận đấu kỳ tài, đã làm tê liệt khu trung tuyến của Anh. Màn trình diễn ấy khiến hình ảnh vốn bị xem là rất nhạt nhòa của Italy trước Euro trở nên long lanh hơn rất nhiều, đồng thời khiến Pirlo nhận được sự thán phục từ chính các CĐV Anh. 

Trước đó, dù hai lần vô địch Champions League cùng AC Milan, và được bầu là "Cầu thủ hay nhất trận chung kết World Cup 2006", Pirlo không được người Anh đánh giá cao. Điều này không lạ, bởi người hâm mộ xứ sương mù dường như có thói quen "thấy quan tài mới đổ lệ". Zlatan Ibrahimovic là ví dụ. Trước năm 2012, chân sút người Thụy Điển vẫn bị người Anh coi thường về đẳng cấp và năng lực, dù anh lừng danh với lý lịch "qua năm đội, đoạt tám Cup" - từ mùa giải 2003-2004 đến 2010-2011, cùng Ajax, Juventus, Inter Milan, Barca và AC Milan ở ba giải vô địch quốc gia khác nhau. Dù vậy, sau khi chứng kiến Ibrahimovic ngả bàn đèn ghi bàn từ khoảng 40 mét trong trận giao hữu với Thuỵ Điển, các CĐV Anh mới thay đổi cách nghĩ về tài năng của Ibra.

Pirlo thậm chí còn tạo ra sự thay đổi về quan điểm trong suy nghĩ của người Anh lớn hơn. Chưa đầy hai năm sau trận cầu ở Kiev, cuốn tự truyện của anh được dịch sang tiếng Anh. Đây là sự kính nể hiếm có mà người Anh dành cho một cầu thủ Italy, không tính những người từng thi đấu ở Ngoại hạng Anh. Bởi có đốt đuốc giữa ban ngày cũng không thể kiếm được cuốn sách tiếng Anh nào nói về Paolo Maldini, Alessandro Del Piero hay Francesco Totti. Chỉ có sách về Pirlo - người thuần dưỡng "Sư Tử".

Vậy điều gì đã khiến người Anh quay ngoắt thái độ với Pirlo như thế? Hãy nhìn vào bối cảnh.

Một năm trước Euro 2012, nhiều người hâm mộ đã nghĩ Pirlo sắp kết thúc sự nghiệp sân cỏ. Anh thuộc tầng lớp già nua của bóng đá Italy. Milan vẫn giành scudetto mùa 2010-2011, nhưng Pirlo không có nhiều đóng góp vì tuổi tác và chấn thương. Đã vài năm trôi qua kể từ khi Pirlo chói sáng trong một trận đấu lớn ở Champions League. Còn ở tuyển Italy, cũng đã từ lâu, anh không thể tìm lại được phong độ siêu đẳng như thời vô địch World Cup 2006. Pirlo vắng mặt vì thẻ phạt trong trận Italy bị Tây Ban Nha loại ở tứ kết Euro 2008 và bị chấn thương trong hầu như toàn bộ chiến dịch u ám tại World Cup 2010.

Nhưng từ năm 2011, Pirlo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Juventus chiêu mộ anh trong mùa hè mà họ bổ nhiệm Antonio Conte vào ghế HLV và chuyển đến SVĐ mới. Chỉ xếp thứ bảy chung cuộc ở các mùa 2009-2010 rồi 2010-2011, nhưng sang mùa kế tiếp, Juventus lấy lại ngôi vô địch và không chịu nhả ra cho đến tận hôm nay. 

Pirlo là một phần quan trọng của quá trình phục hưng Juventus. Hơn thế, tuyển Italy năm 2012 có Cesare Prandelli - một HLV có tư duy tiến bộ nhất trong nhiều thập kỷ. 

Prandelli rất thích lối bóng đá hạt nhân dựa trên tỷ lệ sở hữu bóng cao đang thịnh hành tại Barca và tuyển Tây Ban Nha. Chính vì thế, hàng tiền vệ của Thiên Thanh là những kẻ lịch duyệt, hào hoa, phong nhã, với Claudio Marchisio, Daniele De Rossi và Riccardo Montolivo hoặc Thiago Motta, được bày trong dạng hình một viên kim cương, và Pirlo được coi là trái tim của viên kim cương đó.

Màn trình diễn của Pirlo trước Anh ở tứ kết Euro 2012

Màn trình diễn của Pirlo trước tuyển Anh ở tứ kết Euro 2012. 

Vị trí của Pirlo đặc biệt quan trọng trong trận tứ kết với Anh. Thật khó để bắt lỗi Hodgson, bởi HLV này nhậm chức chỉ năm tuần trước giải đấu, thế chỗ Fabio Capello từ chức vào tháng Hai. Ông không có nhiều thời gian để chuẩn bị, làm quen, và chỉ biết sử dụng sơ đồ 4-4-2. Và Pirlo đã tìm thấy không gian để khống chế đối thủ như kẻ thống trị trận đấu.

Pirlo tham gia vào mọi khâu do anh chơi ở vị trí trung tâm của tuyển Italy, trong khi tuyển Anh hoàn toàn không có nỗ lực, hoặc bất lực, trong việc kìm chế anh. Thống kê sau trận cho thấy Pirlo có 131 đường chuyền, bỏ xa Montolivo - người chuyền nhiều thứ nhì với 94 đường chuyền. Trong khi đó, cầu thủ chuyền nhiều nhất của Anh chỉ có 41 đường trong 120 phút.

Về cơ bản, Pirlo tung ra ba loại đường chuyền trong trận tứ kết tại Kiev hôm ấy. Đầu tiên là những đường chuyền đơn giản, ngắn cho Marchisio và De Rossi - hai tiền vệ đứng gần anh nhất. Thứ hai là rất nhiều đường chuyền tìm kiếm hai hậu vệ biên Ignazio Abate và Federico Balzaretti. Cuối cùng là những đường chuyền vượt tuyến để Mario Balotelli tận dụng tốc độ uy hiếp cầu môn Anh.

Những đường chuyền xuất phát từ chân của Pirlo luôn đều đặn và dễ dàng. Anh nhận một đường bóng từ các hậu vệ, đủng đỉnh dẫn bóng tiến lên hơn 20 mét rồi sau đó vẽ một đường cầu vồng với điểm cuối là Balotelli, người đã vượt qua John Terry để thực hiện một cú nước rút kinh điển. Rất nhiều đường chuyền như thế đã được Pirlo ban phát, cùng vài pha hất bóng tinh tế hoặc đánh lừa được cả thủ thành Joe Hart. Chỉ là Balotelli đã phung phí, vì dứt điểm không tốt, hoặc vì kiểm soát bóng quá tồi khiến cơ hội biến mất.

Nhìn cách Pirlo điềm đạm thi đấu và xem lại tám năm qua, chúng ta sẽ thấy yếu tố nổi bật nhất của bóng đá là nhịp độ chậm chạp khủng khiếp của nó. 

Trong khi đó, tuyển Anh không có đối sách gì với Pirlo, mà chỉ lập tức rút lui vào khối phòng thủ dày đặc của họ. Và Pirlo, với tất cả sự tinh tế và khả năng phân phối bóng tầm xa, có lẽ nên điều bóng nhanh hơn, và cần nhiều sự hỗ trợ hơn từ các tiền vệ xung quanh để nhấn mạnh sự áp đảo của đội nhà ở khu vực trung tâm.

Với việc Prandelli sử dụng bốn tiền vệ và hai tiền đạo trung tâm, Pirlo đã thiếu các lựa chọn cho những đường chuyền chéo. Tại Juventus, anh thường chơi trong một hệ thống 4-3-3 hoặc 3-5-2, với các hậu vệ cánh rất năng nổ. Và trong cả hai sơ đồ ấy, Conte đều có những nhân tố tấn công cánh, sẵn sàng chạy cắt vào trung lộ để nhận những đường chuyền chéo cánh từ Pirlo. Đây không phải là một lựa chọn có sẵn trong đêm Kiev, và do đó, ngoài những đường chuyền rất sâu tới Balotelli, Pirlo hoàn toàn không thể tìm ra những góc phù hợp để chơi thứ bóng đá kiến tạo lùi sâu của anh, và để xuyên thủng hàng phòng ngự của "Tam Sư".

Tuy nhiên, Pirlo vẫn có những bước chạy tuyệt vời. Wayne Rooney và Danny Welbeck được giao trách nhiệm chung trong việc theo sát anh. Và dù Rooney dường như vô hại mỗi khi không có bóng, việc tiền đạo này tham gia phong toả Pirlo từ xa cũng giúp Hart làm tốt việc ngăn chặn bàn thắng xuất hiện.

Rooney được giao kèm Pirlo, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh: AP.

Rooney được giao kèm Pirlo, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh: AP.

Người Anh cứ thế để Pirlo tự do và và sự sáng chói của tiền vệ này chính là điểm nhấn của trận đấu. Khoảnh khắc tuyệt nhất của Pirlo trong trận đấu này là gì? Điều đó đã xảy ra sau khi trận đấu kết thúc thời gian thi đấu chính thức và cả hiệp phụ, buộc phải phân thắng bại bằng loạt 11m. "Pirloka" đã trừng phạt Tam Sư bằng một cú sút 11m theo kiểu Panenka biến Hart thành một chú hề. Đó chính là viên kim cương trên chóp vương miện, điểm nhấn cho một màn trình diễn tuyệt vời và vượt trội.

Điều này thực sự khiến chúng ta cảm thấy nó hoàn toàn không giống với Pirlo mà chúng ta thường biết đến. Bởi dù anh có năng khiếu tuyệt vời, là một cầu thủ hiệu quả, rất hiếm khi Pirlo thích làm những việc mang tính khoa trương như thế. Có vẻ như Pirlo muốn dùng cú đá "xúc thìa" đó để dạy cho Joe Hart một bài học hơn là khẳng định tài sút phạt. 

"Khi tôi bắt đầu chạy đà, tôi vẫn chưa quyết định những gì sẽ làm. Nhưng khi thấy anh ta di chuyển, tâm trí tôi đã giải quyết xong phương trình. Đây là một sự ngẫu hứng, không được dự tính trước. Cách duy nhất tôi có thể thấy là đẩy cơ hội thành công của mình lên gần 100%. Hoàn toàn không có chuyện phô trương ở cú sút phạt này. Đó không phải là phong cách của tôi. Tôi biết rằng lời giải thích này sẽ khiến một số người không hài lòng và một số người bảo tôi nói dối. Nhưng thực tế là sự thật luôn ít lãng mạn hơn so với bề ngoài của nó", Pirlo giải thích trong cuốn tự truyện sau này.

Pirlo đá 11 mét kiểu Panenka trước Anh

Cú đá panenka của Pirlo tại tứ kết Euro 2012. 

Bối cảnh của màn đấu súng đó có thể đến như một bất ngờ. Người Italy không dẫn điểm trong loạt sút phạt cho đến khi Pirlo thực thi quả đá của mình. Lúc đó, "Tam Sư" đã thành công trong cả hai lượt đá đầu của họ, trong khi Montolivo đã sút hỏng. Nếu Pirlo "xúc thìa" trục trặc, Ashley Young sẽ có cơ hội nâng tỷ số lên 3-1. Thay vào đó, Pirlo đã thực hiện thành công, còn Young sau đó lại sút bóng trúng xà khiến tỷ số đá luân lưu được cân bằng.

Trước đó, còn có một sự cố bất ngờ khác xuất hiện trong hiệp hai của trận đấu. Đó là việc Hart ném bóng lên cho Andy Carroll. Bản thân pha bóng này không có gì bất thường, nhưng trong mắt của Pirlo lại khác. Anh đã đoán được ý đồ của đối phương, và trong sự ngạc nhiên của mọi người, tiền vệ có chiều cao không nổi bật của Italy đã đánh đầu hớt tay trên, trước một đối thủ cao to lực lưỡng.

Đối với một tiền vệ trụ, yếu tố thể chất thường được đòi hỏi cao hơn kỹ năng giành bóng. Nhưng Pirlo đã xử lý pha bóng đó tuyệt khéo trước một đối thủ vượt trội về chiều cao và cân nặng. Điều này khiến người Anh sửng sốt.

Sau khi vượt qua Anh, Pirlo đã dẫn dắt Italy vượt qua nốt người Đức ở trận bán kết và vào đến trận chung kết gặp Tây Ban Nha. Họ đã bị một Tây Ban Nha hùng mạnh đánh bại, nhưng kẻ chiến thắng, dù đã chơi ở thế tấn cống suốt cả chiến dịch, lại đã chọn cách thận trọng, chậm rãi để đánh bại Pirlo và đồng đội.

Sau giải đấu ở Đông Âu này, Pirlo  được đề cử Quả bóng Vàng lần đầu tiên sau năm năm. Anh cũng đã giành giải Cầu thủ hay nhất Serie A năm 2012, 2013 và 2014. Phong độ của anh ổn định một cách kỳ lạ, như gừng càng già càng cay. Ở đội tuổi "ngoài băm" Pirlo trở thành một tượng đài được kính trọng tột độ.

Tài nghệ tuyệt luân giúp Pirlo nhận được sự kính ngưỡng hiếm thấy ngay cả ở những tháng ngày cuối chơi bóng đỉnh cao. Ảnh: EPA.

Tài nghệ tuyệt luân giúp Pirlo nhận được sự kính ngưỡng hiếm thấy ngay cả ở những tháng ngày cuối chơi bóng đỉnh cao. Ảnh: EPA.

Hai năm sau, "Sư tử" và "Thiên thanh" tái ngộ tại World Cup 2014 ở Brazil. Người Anh sợ Pirlo thống trị họ một lần nữa, và Rooney lần này được xem là không phù hợp với nhiệm vụ vô hiệu hóa Pirlo. Hodgson phải sử dụng một Raheem Sterling mới 19 tuổi cho nhiệm vụ này và đẩy Rooney ra bên trái.

Sterling đã kèm Pirlo ra trò, nhưng tiền vệ người Italy vẫn chơi rất sâu sắc và có màn trình diễn ấn tượng. Theo sát được Pirlo không đảm bảo là đã ngăn chặn được anh. Đấy chính là lý do tại sao Pirlo bỗng trở nên đáng tôn trọng trong con mắt bảo thủ của người Anh.

Trâm Anh (theo The Athletic)

Let's block ads! (Why?)

Share on Google Plus

About vegas79casino

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét